(Cuộn xuống để đọc tiếng Việt)
APRIL 4, 2023
The Bomb is Ticking
The odds are against us. That is the bottom line in the latest IPCC report of the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) on global warming, the most comprehensive scientific report to date. Once again we are told that 2030 is the year of living dangerously—when humanity must cut greenhouse gas emissions in half, and then proceed to stop them altogether by 2050.
Otherwise, the planet faces all the climate catastrophes we’re already witnessing evolve. “The climate time bomb is ticking,” said the UN’s secretary-general. “The rate of temperature rise in the last half-century is the highest in 2,000 years. Concentrations of carbon dioxide are at their highest in at least two million years.”
The chances of holding global warming to 1.5 degrees C., which scientists tell us is the aim if we are to survive those catastrophes, are very small. The planet has already warmed to 1.1 degrees C. above pre-industrial levels, and every year we see heat records being set around the world.
Another major part of the problem is national interests: Governments will violate their pledges on climate change whenever their economies need pumping up—such as China’s decision to permit 168 new coal-fired power plants to be built, or the US decision to go ahead with the Willow oil drilling project in Alaska.
Then there is the refusal of populations, especially in the richest countries, to change their habits. They (we!) want more plastic packaging, more air conditioning, more access to food from far away, more oil and gas, more lumber from old forests, more water to combat the drought they helped create, more homes where they shouldn’t be built, and more government bailouts when things go wrong.
More Bad News
Climatologists are not saying that the world will end as we approach 2.0 degrees C. of warming. What they are saying is that living conditions for nearly everyone will be profoundly affected by changes in weather, including health and safety for many millions of people and other species.
We are all aware of what those changes will probably be, but they are regularly updated, invariably with worse news than before. For example (the quoted words are from the IPCC report):
* The rich-poor gap in greenhouse gas emissions (GHG) continues to grow: “The 10% of households with the highest per capita emissions contribute 34–45% of global consumption-based household GHG emissions, while the bottom 50% contribute 13–15%.”
* Food and water security is endangered: “Roughly half of the world’s population currently experience severe water scarcity for at least part of the year due to a combination of climatic and non-climatic drivers.” As many as 2.4 billion people will experience water scarcity by 2050, and millions more will not have access to safe sanitation in water supplies.
* Extreme heat is responsible for increased deaths, water-borne diseases, and displaced persons in all world regions. “Compound heatwaves and droughts are projected to become more frequent . . . Due to relative sea level rise, current 1-in-100 year extreme sea level events are projected to occur at least annually in more than half of all tide gauge locations by 2100 under all considered scenarios. Other projected regional changes include intensification of tropical cyclones and/or extratropical storms, and increases in aridity and fire weather.”
* Every increment of global warming increase will increase the risks and make them more difficult to manage. “Multiple climatic and non-climatic risk drivers will interact, resulting in compounding overall risk and risks cascading across sectors and regions. Climate-driven food insecurity and supply instability, for example, are projected to increase with increasing global warming, interacting with non-climatic risk drivers such as competition for land between urban expansion and food production, pandemics and conflict.”
Good News, But Not Enough
As usual, the IPCC report does mention multiple ways in which adaptation and mitigation can affect climate change. All are quite familiar, such as more efficient use of resources, better forest management, carbon capture of fossil fuels, sustainable land use, electric vehicles, and more efficient buildings. There’s never been a problem imagining a net-zero carbon world. Here and there, these changes are being accepted. But for every piece of good news, there’s an “on the other hand.” For example:
* From 2035 on, new gasoline-powered cars and most heavy trucks cannot be sold in California, and only zero-emission cars can be sold in New York. That’s two big states, but it leaves 48 others.
* Greenpeace reportsthat an international group is now putting together a legally binding Global Plastics Treaty. (Worst offender? Coca-Cola.) But only a tiny fraction of plastics is being recycled, and more than 170 trillion plastic particles are found in the ocean alone.
* The soft-energy path is catching on. As the IPCC reports: “From 2010– 2019 there have been sustained decreases in the unit costs of solar energy (85%), wind energy (55%), and lithium ion batteries (85%), and large increases in their deployment, e.g., >10x for solar and >100x for electric vehicles, varying widely across regions.” But: “Public and private finance flows for fossil fuels are still greater than those for climate adaptation and mitigation.” Any wonder why oil and gas company profits are at their highest level ever? BP, for example, reported $28 billion in profits in 2022, and ExxonMobil reported $56 billion in profits. These companies have, without embarrassment, announced they will be scaling back commitments to move toward renewable energy.
* The Macron government in France is the first to support a ban on deep sea mining. Will any others follow suit?
The Sky is Falling
This latest IPCC report was approved by 195 governments, and synthesizes the results of countless other scientific reports as well as summarizes its six previous assessments. Yet many people read them (if at all) as just more dire predictions that are either overly pessimistic or best left to future generations to deal with.
Thus, the IPCC contributing authors keep issuing warnings, governments keep making dubious promises, and worsening environmental conditions keep multiplying. We’re approaching a tipping point, but no authority exists to stop our passing it.
This time, the sky really is falling.
TÁC GIẢ MEL GURTOV, NGÀY 4/4/2023
Quả Bom Đang Điểm Giờ
Có
khả năng chúng ta sẽ không thành công. Đó là điểm mấu chốt của báo cáo gần đây nhất
của Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) về sự nóng lên toàn cầu, báo
cáo khoa học toàn diện nhất đến nay. Một lần nữa, chúng ta được cho hay rằng
năm 2030 là năm nguy hiểm khi con người phải cắt giảm một nửa lượng khí thải
nhà kính, và sau đó tiến tới ngừng phát thải hoàn toàn vào năm 2050.
Nếu
không thì trái đất sẽ phải đối mặt với các thảm họa khí hậu mà chúng ta hiện thấy
sẽ tiến triển. Tổng thư ký LHQ cho biết: “Quả bom hẹn giờ khí hậu đang điểm
giờ. Tốc độ tăng nhiệt độ trong nửa thế kỷ qua là cao nhất trong 2.000 năm qua.
Nồng độ carbon dioxide đang ở mức cao nhất trong tối thiểu hai triệu năm.”
Cơ
hội duy trì sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C mà các nhà khoa học cho chúng ta
biết là mục tiêu nếu chúng ta muốn sống sót sau những thảm họa, là rất nhỏ. Hành
tinh đã nóng lên 1,1°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp, và hàng năm chúng
ta đều chứng kiến nhiệt độ nắng nóng kỷ lục được lập ở khắp nơi trên thế giới.
Một
phần quan trọng khác của vấn đề là lợi ích quốc gia: Nhiều chính phủ sẽ vi phạm
cam kết về biến đổi khí hậu khi nền kinh tế của họ cần tăng cường—chẳng hạn như quyết định của Trung
Quốc cho phép xây dựng 168 nhà máy nhiệt điện than mới hoặc quyết định của Hoa Kỳ cho phép tiếp tục dự án khoan dầu Willow ở
Alaska.
Tiếp đó là sự từ chối của người dân, đặc biệt là ở những nước giàu, trong
việc thay đổi thói quen của mình. Họ (chúng tôi!) muốn có nhiều
bao nylon hơn, nhiều máy điều hòa hơn, khả năng tiếp cận cao hơn với thực phẩm
từ các nơi xa xôi, nhiều dầu khí hơn, nhiều gỗ hơn từ các khu rừng già, nhiều
nước hơn để chống lại hạn hán mà họ đã góp phần tạo ra, nhiều nhà hơn mà đáng lẽ không nên được xây, và nhiều
gói cứu trợ của chính phủ hơn khi xảy ra sự cố.
Thêm Các Tin Xấu
Các
nhà khí hậu không cho rằng thế giới sẽ kết thúc khi trái đất nóng lên 2,0°C. Nhưng
họ cho rằng điều kiện sống của hầu hết mọi người sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự
thay đổi về thời tiết, bao gồm sức khỏe và sự an toàn của nhiều triệu người và
các loài sinh vật khác.
Tất
cả chúng ta đều biết những thay đổi này có khả năng sẽ là những gì, nhưng chúng
được cập nhật thường xuyên, luôn kèm theo tin xấu hơn trước đó. Ví dụ (trích
báo cáo của IPCC):
*
Khoảng cách giàu-nghèo về phát thải khí nhà kính (KNK) tiếp tục gia tăng: “10% hộ gia đình có mức phát thải
bình quân đầu người cao nhất sẽ đóng góp 34–45% lượng phát thải khí nhà kính của
hộ gia đình trên cơ sở tiêu dùng toàn cầu, trong khi 50% hộ gia đình có mức
phát thải thấp nhất đóng góp 13–15%.”
*
An ninh lương thực và nước bị đe dọa: “Khoảng một nửa dân số thế giới hiện đang trải qua tình trạng
khan hiếm nước nghiêm trọng tối thiểu một phần trong năm do sự kết hợp cả yếu tố
khí hậu và phi khí hậu.” Sẽ có tới 2,4 tỷ người phải chịu sự khan hiếm nước vào năm 2050 và
hàng triệu người khác không được tiếp cận nguồn cung nước sạch an
toàn.
*
Nắng nóng cực đoan là nguyên nhân dẫn đến số ca tử vong tăng cao, các bệnh đến
từ nước, và nhiều người phải di dời khỏi nơi ở của mình ở khắp nơi trên thế giới.
“Các đợt nắng nóng phức tạp và hạn
hán được dự báo là sẽ trở nên thường xuyên hơn. . . Do sự gia tăng tương đối của
mực nước biển, các sự kiện cực đoan về mực nước biển xảy ra trăm năm 1 lần hiện
được dự báo là sẽ xảy ra tối thiểu hàng năm trên hơn nửa các điểm đạc thủy triều vào năm 2100,
theo tất cả các kịch bản được xem xét. Những thay đổi khác được dự báo theo khu
vực bao gồm sự gia tăng cường độ của các cơn bão nhiệt đới và/hoặc ngoài nhiệt
đới, đồng thời gia tăng thời tiết khô cằn và hỏa hoạn.”
*
Mỗi lần gia tăng mức nhiệt trên trái đất sẽ làm tăng nguy cơ và khiến những
nguy cơ này ngày càng khó kiểm soát hơn. “Các yếu tố thúc đẩy nguy cơ cả về
khí hậu và phi khí hậu sẽ tương tác lẫn nhau, dẫn đến nguy cơ tổng gộp và nhiều
nguy cơ sẽ đổ như thác xuống những khu vực khác nhau. Ví dụ, mất an ninh lương
thực và ổn định nguồn cung do khí hậu được dự báo là sẽ gia tăng cùng với việc
trái đất ngày càng nóng lên, tương tác với những yếu tố thúc đẩy nguy cơ phi
khí hậu như cạnh tranh đất đai để mở rộng đô thị và sản xuất lương thực, đại dịch
và xung đột.
Tin Tốt, Nhưng Chưa Đủ
Như
thường lệ, báo cáo của IPCC đề cập đến nhiều cách trong đó việc thích ứng và giảm
thiểu có thể tác động đến biến đổi khí hậu. Những cách này đều khá quen thuộc, chẳng
hạn như việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, quản lý rừng tốt hơn, thu hồi
carbon từ nhiên liệu hóa thạch, sử dụng đất bền vững, xe điện, và xây dựng các
tòa nhà hữu dụng hơn. Việc hình dung về một thế giới không carbon chưa bao giờ
là một vấn đề. Những thay đổi này hiện đang được chấp nhận ở nhiều nơi. Nhưng đối
với mỗi tin tốt, luôn có thêm phần “về mặt khác”. Ví dụ:
*
Từ năm 2035 trở đi, ô tô mới chạy bằng xăng và hầu hết các xe tải hạng nặng sẽ
không được bán ở California, và chỉ ô tô không phát thải được bán ở New York. Đó
là hai bang lớn, nhưng 48 bang còn lại chưa thấy đả động đến.
* Greenpeace cho biết một
nhóm quốc tế hiện đang cùng nhau lập Thỏa Thuận Toàn Cầu về Nhựa có tính ràng
buộc về mặt pháp lý. (Người Vi Phạm Tệ Nhất? Coca-Cola.) Nhưng chỉ một phần nhỏ nhựa
được tái chế, và trên 170 nghìn tỷ hạt nhựa được phát hiện chỉ riêng trong đại
dương.
*
Tiến trình năng lượng mềm đang theo kịp. Theo báo cáo của IPCC: “Trong giai đoạn 2010–2019, đã có nhiều đợt giảm liên tục
đơn giá của năng lượng mặt trời (85%), năng lượng gió (55%) và pin lithium ion (85%),
và sự gia tăng lớn về việc triển khai, ví dụ: >10 lần năng lượng mặt trời và
>100 lần xe điện, thay đổi theo từng khu vực.” Nhưng: “Dòng tài chính công & tư dành cho nhiên liệu hóa thạch vẫn
lớn hơn dòng tài chính dành cho thích ứng và giảm thiểu khí hậu.” Có thắc mắc vì sao lợi nhuận của
các công ty dầu khí đang ở mức cao nhất từ trước đến nay? Ví dụ, BP đã báo cáo
lợi nhuận 28 tỷ USD năm 2022 và ExxonMobil 56 tỷ USD. Những công ty này, không
chút ngại ngùng, đã tuyên bố họ sẽ thu hẹp cam kết để chuyển sang năng lượng
tái tạo.
*
Chính quyền Pháp của ông Macron là chính quyền đầu tiên ủng hộ lệnh cấm khai
thác khoáng sản dưới biển sâu. Liệu có chính quyền nào khác theo sau?
Bầu Trời Sắp Rơi Xuống Đầu
Báo
cáo mới nhất của IPCC được 195 chính phủ phê chuẩn đã tổng hợp kết quả của rất
nhiều báo cáo khoa học khác cũng như tóm tắt sáu đánh giá trước đây. Tuy nhiên,
nhiều người coi những báo cáo này (nếu có) là dự báo những điều tệ hại hơn mà
quá là bi quan hoặc tốt nhất là để các thế hệ tương lai giải quyết.
Do
đó, các đồng tác giả đóng góp vào IPCC tiếp tục đưa ra các cảnh báo, trong khi
các chính quyền tiếp tục đưa ra những lời hứa mơ hồ, và tình trạng môi trường
ngày càng tệ tiếp tục nhân lên. Chúng ta đang dần tiến đến điểm giới hạn, nhưng
các cấp thẩm quyền hiện nay không ngăn chúng ta vượt qua điểm giới hạn đó.
Lần
này, bầu trời thực sự sắp rơi xuống đầu.
Mel
Gurtov là Giáo sư danh dự môn Khoa
Học Chính Trị tại Đại Học Bang Portland, Tổng Biên Tập tờ Quan Điểm Châu Á, một
vấn đề quốc tế được xuất bản hàng quý và blog có tiêu đề In the Human Interest.
(Nguồn: Counter Punch)
Đăng nhận xét