Purpose of the articles posted in the blog is to share knowledge and occurring events for ecology and biodiversity conservation and protection whereas biology will be human’s security. Remember, these are meant to be conversation starters, not mere broadcasts :) so I kindly request and would vastly prefer that you share your comments and thoughts on the blog-version of this Focus on Arts and Ecology (all its past + present + future).

Premium Blogger Themes - Starting From $10
#Post Title #Post Title #Post Title

Dòng sông năng suất nhất thế giới đáng giá bao nhiêu? Đây là cách các chuyên gia ước tính giá trị của thiên nhiên

Tác giả

Việc lập giá trị tài chính của thủy sản từ một dòng sông rất phức tạp khi nhiều người không bán thủy sản mà họ đánh bắt được. Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images

Sông Mekong ở Đông Nam Á có thể là dòng sông quan trọng nhất trên thế giới. Được mệnh danh là mẹ của nước, sông Mekong là nơi có ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, và lượng phù sa khổng lồ mà dòng sông này đem lại nuôi sống một vài trong những vùng nông nghiệp màu mỡ nhất hành tinh. Hàng chục triệu người phụ thuộc vào dòng sông để có được kế sinh nhai.

Nhưng dòng sông này có giá trị như thế nào khi quy đổi thành tiền? Liệu chúng ta có thể đưa giá trị đồng đô la vào các dịch vụ hệ sinh thái mà dòng sông này cung cấp để duy trì những dịch vụ này lành mạnh trong tương lai?

Đó là điều mà những người đồng nghiên cứu và bản thân tôi đang cố gắng tìm hiểutập trung vào hai quốc gia nắm giữ những khu vực đánh bắt và trồng trọt năng suất nhất trên sông: Campuchia và Việt Nam.

Hiểu được giá trị của sông là điều cần thiết để đưa ra quyết định và quản lý tốt, chẳng hạn như phát triển cơ sở hạ tầng ở đâu và bảo vệ thiên nhiên ở đâu. Điều này đặc biệt đúng với sông Mekong, nơi đã phải chịu áp lực rất lớn trong những năm gần đây do việc đánh bắt quá mức, xây đập, và biến đổi khí hậu, đồng thời là nơi mà các quyết định về dự án phát triển thường không tính đến chi phí môi trường.

Sông Mekong uốn lượn qua sáu vùng lãnh thổ quốc gia, trải dài 2.700 dặm (khoảng 4.350 km) từ vùng núi ra biển. Leisa Tyler/LightRocket via Getty Images

Rafael Schmitt, nhà khoa học hàng đầu tại Dự Án Vốn Tự Nhiên tại Đại Học Stanford, người đã nghiên cứu hệ thống sông Mekong trong nhiều năm, cho biết: "Các dòng sông như sông Mekong có chức năng là hệ thống hỗ trợ cuộc sống của toàn bộ khu vực. Hiểu được giá trị của sông, về mặt tiền tệ, có thể là quan trọng trong việc đánh giá công bằng các tác động từ việc phát triển cơ sở hạ tầng đối với những chức năng này."

Tuy nhiên, việc tính toán giá trị không đơn giản. Hầu hết những lợi ích tự nhiên mà một dòng sông đem lại, hiển nhiên đều nằm dưới nước, và do đó không thể thấy trực tiếp. Có thể không dễ để theo dõi các dịch vụ hệ sinh thái bởi sông thường có độ dài lớn và đôi khi là xuyên nhiều vùng lãnh thổ quốc gia.

Tính toán vốn tự nhiên

Giả thuyết vốn tự nhiên cho thấy các dịch vụ hệ sinh thái do thiên nhiên cung cấp - chẳng hạn như lọc nước, phòng chống lũ lụt, và nguyên liệu thô - có giá trị kinh tế cần được tính đến khi đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Một số người cho rằng việc định giá giá trị tài chính đối với thiên nhiên là sai trái về mặt đạo đức, và làm như vậy sẽ gây suy yếu động lực nội tại của con người trong việc coi trọng và bảo vệ thiên nhiên. Các nhà phê bình cho rằng việc định giá giá trị thường không nắm bắt được toàn bộ giá trị của dịch vụ tự nhiên.

Những người ủng hộ cho rằng việc tính toán vốn tự nhiên sẽ thu hút sự chú ý vào giá trị của hệ thống tự nhiên khi đối trọng với áp lực thương mại. Họ cho rằng việc tính toán sẽ khiến mọi người thấy rõ các lợi ích tự nhiên tiềm ẩn, sử dụng ngôn ngữ mà các nhà hoạch định chính sách có thể hiểu và sử dụng tốt hơn.

Hơn một triệu người sống trên hoặc quanh hồ Tonle Sap, ngư trường nội địa lớn nhất thế giới. Biến đổi khí hậu và các con đập có thể ảnh hưởng đến mực nước và nguồn thủy sản. Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images

Một số quốc gia trong những năm gần đây đã kết hợp tính toán vốn tự nhiên, bao gồm Costa RicaCanada và Botswana. Thông thường, điều đó sẽ dẫn đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, chẳng hạn như rừng ngập mặn bảo vệ các khu vực bờ biển dễ bị tổn thương. Năm 2023, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã công bố chiến lược khởi công xây dựng chỉ số tính toán giá trị tài sản tự nhiên cơ bản, như các loại khoáng sản, rừng, và sông quan trọng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về vốn tự nhiên chủ yếu tập trung vào hệ sinh thái trên đất, nơi sự đánh đổi giữa sự can thiệp của con người và công tác bảo tồn dễ dàng nhận biết hơn.

Trong quá trình định giá giá trị các dòng sông, những thách thức sẽ còn được cảm nhận sâu hơn nhiều. Schmitt nêu rõ: "Nếu quý vị chặt phá một khu rừng, thì tác động có thể thấy ngay lập tức. Một dòng sông trông có vẻ nguyên sơ, nhưng chức năng của dòng sông đó có thể đã bị thay đổi đáng kể bởi một con đập từ rất xa."

Bài toán về thủy điện

Thủy điện là một ví dụ về những thách thức trong việc đưa ra quyết định về một dòng sông mà không hiểu hết giá trị của nó. Việc tính toán giá trị của một con đập thủy điện thường dễ hơn nhiều so với tính toán giá trị thủy sản hoặc phù sa mà cuối cùng trở thành đất nông nghiệp màu mỡ của một dòng sông.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, các con sông thuộc Lưu Vực Sông Mekong đã bị khai thác nhiều vào việc sản xuất điện, với sự gia tăng các con đập ở Trung Quốc, Lào, và những nơi khác. Công Cụ Giám Sát Đập Trên Sông Mekong, do Trung Tâm Phi Lợi Nhuận Stimson điều hành, giám sát các con đập cũng như tác động môi trường của những con đập này trên Lưu Vực Sông Mekong trong thời gian gần thực.

Hạ nguồn Sông Mekong USGS

Mặc dù thủy điện rõ ràng là một lợi ích về kinh tế cung cấp điện năng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào GDP của đất nước - các con đập cũng thay đổi dòng chảy của sông và chặn quá trình di cư của sinh vật dưới nước cũng như vận chuyển phù sa.

Hạn hán ở sông Mekong trong những năm gần đây, liên quan đến El Niño và trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, càng trở nên tồi tệ hơn bởi việc vận hành các con đập sẽ giữ lại nước dẫn đến mực nước giảm xuống mức thấp kỷ lục, kèm theo hậu quả tàn khốc đối với ngư nghiệp. Ở Hồ Tonlé Sap, hồ lớn nhất Đông Nam Á và trung tâm ngư nghiệp của sông Mekong, hàng ngàn ngư dân buộc phải từ bỏ nghề, và nhiều ngư trường thương mại phải đóng cửa.


Đập thủy điện như đập trong ảnh trên ở Campuchia có thể gây gián đoạn các dịch vụ tự nhiên của sông. Sông Sesan (Tonlé San) và sông Srepok là các phụ lưu của sông Mekong. Đài Quan Sát Trái Đất của NASA

Một dự án hiện đang được xem xét kỹ ở Lưu Vực Sông Mekong là một con đập nhỏ đang được xây dựng trên sông Sekong, một phụ lưu của sông Mekong, ở Lào gần biên giới Campuchia. Mặc dù con đập dự kiến sẽ phát một lượng điện rất nhỏ, nghiên cứu sơ bộ cho thấy con đập này sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến các quần thể sinh vật dưới nước di cư ở sông Sekong mà hiện vẫn là phụ lưu lớn cuối cùng có dòng chảy tự do trong Lưu Vực Sông Mekong.

Định giá giá trị huyết mạch của khu vực

Sông Mekong bắt nguồn từ vùng cao nguyên Tây Tạng và chạy dài 2.700 dặm (khoảng 4.350 km) qua sáu vùng lãnh thổ quốc gia trước khi đổ ra Biển Đông.

Sự phong phú về sinh thái học của sông rõ ràng là đáng kể. Hệ thống sông là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài cá, và sản lượng cá đánh bắt hàng năm chỉ ở lưu vực hạ lưu, dưới Trung Quốc, ước tính hơn 2 triệu tấn.

Zeb Hogan, nhà sinh vật học tại Đại Học Nevada, Reno, người đứng đầu dự án nghiên cứu  Kỳ Quan Sông Mekong do USAID tài trợ nơi tôi hiện đang công tác cho biết: Dòng sông là huyết mạch của khu vực trong nhiều thế kỷ. Đó là nguồn tài nguyên tái tạo cơ bản nếu được phép hoạt động phù hợp.

Trông vậy, nhưng việc lập giá trị tài chính thủy sản phức tạp hơn nhiều. Nhiều người ở khu vực sông Mekong là ngư dân sinh sống bằng nghề chài lưới mà với họ thủy sản có ít hoặc không có giá trị thị trường nhưng rất quan trọng đối với sự sống còn của họ.

Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam rất cần thiết đối với việc giao thông vận tải, thực phẩm, và văn hóa. Sergi Reboredo/VW PICS/Universal Images Group via Getty Images

Dòng sông này cũng là nơi sinh sống của một số loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, như cá đuối gai độc nước ngọt khổng lồ và cá da trơn  cũng như các loài cực kỳ nguy cấp. Hogan đặt vấn đề: "Làm sao quý vị có thể định giá giá trị quyền tồn tại của một loài sinh vật?"

Schmitt, nhà khoa học của Đại Học Stanford, cho biết phù sa khiến các vùng đồng bằng ngập nước phì nhiêu và bồi đắp Đồng Bằng Sông Cửu Long là tương đối dễ để định lượng. Theo phân tích của ông, sông Mekong, ở trạng thái tự nhiên, cung cấp 160 triệu tấn mỗi năm.

Tuy nhiên, các con đập chỉ cho phép khoảng 50 triệu tấn đi qua, trong khi việc khai thác cát ở Campuchia và Việt Nam rút 90 triệu tấn, nghĩa là phù sa bị chặn hoặc lấy đi khỏi dòng sông nhiều hơn là được đem đến điểm đích của dòng sông theo tự nhiên. Kết quả là, Đồng Bằng Sông Cửu Long, đáng lẽ sẽ nhận được nhiều phù sa, lại phải chịu sự xói mòn nghiêm trọng, cùng với hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn trôi.

Tiềm năng được công nhận là Di Sản Thế Giới

Các dịch vụ tự nhiên của sông cũng có thể bao gồm các lợi ích về văn hóa & xã hội mà khó có thể được định giá bằng tiền.

Một đề xuất mới muốn định danh một đoạn sông Mekong có đa dạng sinh học ở phía bắc Campuchia là Khu Di Sản Thế Giới UNESCO. Nếu thành công, sự định danh này có thể đem lại cùng với đó một thanh thế nhất định mà khó có thể đo đếm bằng con số.

Sự phức tạp của sông Mekong làm cho dự án của chúng tôi trở thành một công việc đầy thách thức. Đồng thời, sự đa dạng về các lợi ích tự nhiên mà sông Mekong đem lại cũng khiến công việc này trở nên quan trọng, để các quyết định trong tương lai có thể được đưa ra trên cơ sở giá trị trên thực tế.

(Nguồn: The Conversation)

    Powered By Blogger