by pham Phan Long, 15 Jul 2024
- Cambodia plans to build a 180-km (110-mi) canal from its capital to its coast on the Gulf of Thailand, a $1.7 billion project aimed at reducing its dependence on moving cargo through ports in neighboring Vietnam.
- But this analysis concludes that the plan is financially unfeasible, would have severe environmental impacts, and would exacerbate water scarcity in a region already suffering from critically low levels in the Mekong.
- The Cambodian government’s argument that the canal would make freight transport cheaper falls apart under cursory calculations, which show shipping costs will be even higher than via the Vietnamese ports.
- This article is an analysis. The views expressed are those of the author, not necessarily of Mongabay.
Cambodia is pushing ahead with plans to link the nation’s capital, Phnom Penh, to its coast with a canal running 180 kilometers, or 110 miles. According to Cambodian leaders, 51% or more of the canal’s cost will be covered by Cambodian companies and the remainder by a Chinese build-operate-transfer (BOT) firm. Groundbreaking has been scheduled for Aug. 5.
Cambodia has thus far flatly refused to consult about the canal project’s likely transboundary impacts with Vietnam and other Mekong River Commission stakeholders.
Although Cambodia’s leaders insist the canal is a prudent investment in the nation’s interest, this review raises grave doubts about its economic feasibility and, secondarily, alarm over the environmental impacts inherent in the canal’s reported scope and objectives.
The rhetoric is loud and clear
The planned Funan Techo Canal (FTC) could be regarded as Cambodia’s analog to China’s Grand Canal: a remarkable accomplishment and an object of Khmer national pride.
As notified to the Mekong River Commission in August 2023, the FTC is to be 180 km long, 80-100 meters (260-330 feet) wide, and 5.4 m (18 ft) deep, able to accommodate vessels up to 1,000 tons deadweight (DWT). A higher tonnage of 3,000 DWT has also been mentioned by Cambodia. Further, based on the canal dimensions, the canal should be able to accommodate 5,000 DWT vessels in the wet season. The canal will link the Mekong River to the Bassac River, and then, through Kandal, Takéo and Kampot provinces, to Kep province and the Gulf of Thailand.
Former prime minister Hun Sen, now president of the Cambodian Senate, is a fervent champion of the canal project. His son Hun Manet, who succeeded him as prime minister in 2023, has also embraced the project. In a striking metaphor, Hun Manet has called it an opportunity for Cambodia’s people to “breathe through our own noses.”
The rhetoric is loud and clear, but the claimed benefits have unseen costs and risks. This report explores five uncertainties that could and probably should derail the Funan Techo Canal project.
1. Financial arrangements remain vague
The Cambodian government has projected that the FTC will generate revenues of $88 million in its first year of operation and reach $570 million annually by 2050.
Early briefs on the project described it as a build-operate-transfer venture within the scope of China’s Belt and Road Initiative (BRI). It was said that Chinese firms would execute a BOT contract budgeted at $1.7 billion and, after recouping their investment, hand over the canal to Cambodian partners 40 to 50 years later. Projects by China in its Belt and Road Initiative typically require a loan interest rate of 7-10%. By comparison, the World Bank offers interest-free project loans for the first 10 years and an interest rate of only 2.5% from year 11 to 50.
On May 30, however, Prime Minister Hun Manet asserted that Cambodian entities, so far unidentified, will have a majority (51% or more) stake in the canal venture; a BOT contractor presumably will provide the balance.
Notwithstanding this conceptual churning, Cambodia’s political leaders are vigorously promoting the canal project to their citizens. At a meeting in June, Deputy Prime Minister Sun Chanthol asserted that its economic internal rate of return (EIRR) will be a jaw-dropping 30%.
During a recent webinar organized by the Singapore-based ISEAS–Yusof Ishak Institute, Vannarith Chheang, chairman of Angkor Social Innovation Park, said the $1.7 billion budget could be on the low side, causing private companies to seem hesitant. He speculated that China was “not interested in fully investing” in the canal project.
2. Environmental impacts and international obligations
The Bassac River is a mainstream distributary of the Mekong. By redefining it, contrary to river science, as a tributary, the Cambodian National Mekong Committee seems intent on circumventing the Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement (PNPCA) of the 1995 Mekong Agreement.
Per the PNPCA, prior consultation is neither a right to veto the use nor a unilateral right to use water by any riparian state without considering the rights of other riparian states.
At the same ISEAS webinar, Vannarith said the Cambodian government had hired international lawyers for expert advice. According to their analysis, since the project utilizes water from a tributary rather than the Mekong mainstream, Cambodia is required to go through only the Notification process at the Mekong River Commission, as outlined in the 1995 Mekong Agreement, particularly Article 5.
Cambodia’s unilateral action threatens the complete collapse of the Mekong Agreement. Brian Eyler, director of the Southeast Asia Program at the Washington D.C.-based Stimson Center, pointed out to ISEAS participants the possibility that other countries could follow Cambodian precedent. In theory, Thailand could unilaterally transfer water from the mainstream and Laos could build any dam it wished without consultation and agreement with anyone.
More importantly, by playing down the transboundary impacts of the canal project on Vietnam, Cambodia’s leaders have also dodged discussing its environmental impact on Cambodia and the Khmer people.
Further, though Cambodian experts and some Vietnamese experts as well dismiss this, a well-engineered flood control system is essential to construction of the Funan Techo Canal. If built without regard to water flow, the canal will act as a natural levee, cutting a 1-million-hectare (2.5-million-acre) floodplain in half, impoverishing 1.6 million Cambodians and millions more in adjacent Vietnamese provinces.
Eyler and his colleagues at the Stimson Center explained that water would flood land on the northwest side of the canal during the annual wet season while the supply of water to the canal’s southeast would be restricted. Noting that “the costs of levee maintenance and flood damage mitigation introduced by the canal are not discussed in the project notification document,” Eyler argued that the Cambodian government owes the Khmer people a solid plan to safeguard this rich agricultural region from floods and drought.
Further, the planned excavation of the canal route to a depth of 12 m (39 ft) will disturb the Holocene soil of the region, says Le Phat Quoi, head of Vietnam’s Institute for Environment and Natural Resources. Quoi tells me he is particularly concerned by the pyrite (Fe2S) in the soil. The disturbance of a “potential acid sulfate soil” will result in its oxidation; it will become “actual acid sulfate soil” that releases sulfuric acid (H2SO4, pH 3.0), harmful to the canal infrastructure, and high levels of toxic metals such as arsenic, cadmium, chromium and lead. Quoi foresees that these will pollute the floodplain environment with consequent damage to agriculture and aquatic life.
3. By gravity flow alone, the canal cannot provide water to irrigate the region
The Cambodia National Mekong Committee contends that the canal project will supply enough Mekong River water to sustain irrigation along the course of the canal. This is highly doubtful. I estimate the canal’s gravity flow to be 55 cubic meters per second (1,942 cubic feet per second) in the dry season and 144 m3/s (5,085 ft3/s) in the wet season. Le Anh Tuan of Can Tho University in Vietnam estimates that to irrigate 50% of the farmed area of Cambodia’s Kandal, Takéo and Kampot provinces during the dry season will require that the canal supply nearly 1,700 m3/s (60,000 ft3/s) of water, more than 10 times my estimate of its wet-season flow capacity.
There appears to be little scope for expanding cultivation in the vicinity of the proposed canal. The supply of freshwater to the Mekong Delta during the dry season in recent years — specifically to Kandal, Takéo and Kampot, and just across the border, to Vietnam’s An Giang and Kiên Giang provinces — has already reached a critically low level.
Eyler believes that China’s dam operations can be adjusted in a way that respects the river system’s natural flood pulse and the value of the Tonle Sap fishery: “If the Tonle Sap, Cambodia’s Great Lake, is doing well, then the rest of the Mekong is doing well.”
As the organizer for the 1999 Mekong River Declaration, I am convinced that Cambodia and Vietnam should not compete for the water released by upstream dams; the two nations should instead join forces to persuade the upper Mekong countries to pledge a flow of water that’s sufficient to restore and sustain the Tonle Sap’s pre-dam-era flood pulse.
4. The canal’s projected cost is too low and its projected revenue too high
There is already an efficient cargo connection between Phnom Penh and Cambodia’s coast. The four-lane Phnom Penh–Sihanoukville Expressway, completed in 2023 at a reported cost of $2 billion, is designed to withstand 40-ton traffic loads. The Funan Techo Canal will be as long as the highway but three to four times wider. The canal structure must be engineered to withstand both water pressure and turbulence from moving merchant ships up to 5,000 DWT. That heavy load requires that the canal have a stronger bed than the expressway. According to Vannarith, some experts, particularly from China, have noted that a similar 100-km (62-mi) canal in China cost over $10 billion.
Regarding income, Cambodian Deputy Prime Minister Sun Chanthol has projected income from tolls on the canal to be $88 million in the first year and $570 million annually in current dollars after 25 years.
Such projections imply an 8.1% CAGR (compound annual growth rate) sustained for 25 years. This is quite improbable; the 30% project EIRR that Sun Chanthol cited is also highly improbable.
By contrast, market research company Mordor Intelligence projects a CAGR for Cambodia of 3.95% over 25 years. We suspect that prospective investors and/or BOT contractors must be aware and will ensure that in any event they will not take a loss. What will the Cambodian government do if canal revenues are less than half its projection?
5. It will be cheapest to ship Cambodian goods via ports in southern Vietnam
More than 30% by volume of seaborne cargo to or from Phnom Penh are currently transshipped at Cai Mep or Cat Lai, Vietnamese ports near Ho Chi Minh City. Despite assurance of most favorable status in a bilateral treaty on waterway transportation, Vietnamese inspection of goods bound for Cambodia is not optimally efficient. Customs reportedly still inspects cargo in transit manually, even bonded goods in sealed containers. Vessels may only clear waterway checkpoints during “regular working hours.” These inefficient procedures ought to be corrected by Vietnam whether or not Cambodia builds the FTC.
Notwithstanding, particularly for cargo traded with the top five trading partners in East Asia and North America, I think it is clear that shipping goods to and from Cambodia via the Vietnamese container ports will remain considerably more economical than the alternative of transporting goods via the proposed FTC and then transshipping them via a future seaport at Kep or an upgraded port at Kampot.
Sun Chanthol, the deputy prime minister, has claimed that using the Funan Techo Canal to Kampot Port, rather than transshipping at a port in southern Vietnam, will save Cambodia $181 per TEU (twenty foot equivalent, the standard measure of container cargo volume). Sun’s statement is hard to fathom because the current tariff using the Vietnam route is only $145/TEU.
To calculate relative benefits, I did a back-of-the-envelope engineering economic assessment of the FTC project. Vessels using the FTC route would have to go from A to C and then B on the map below, paying toll and tariff for using the canal (A to C) and then a shipping tariff for the Ca Mau Route (C to B) to the East Asian and North American destinations that account for 60% of Cambodia’s foreign trade.
I concluded that using the FTC route (A-C-B) in year 1, commercial vessels would have to pay $550/TEU. Alternatively, if using the Vietnam route (A-B), they would pay $145/TEU in current dollars.
In year 25, using the FTC route (A-C-B), commercial vessels would have to pay $1,518/TEU, whereas, if using the Vietnam route (A-B) they would pay $468/TEU in current dollars.
Unless Cambodia gives them no choice, shippers will not cease transshipping through Vietnam’s Cai Mep Port. A likely consequence of the canal’s operation would be for it to capture instead some part of the goods now transported by truck between Phnom Penh and Sihanoukville, reducing the new expressway’s toll revenues.
Presumably BRI planners will calculate the tradeoff, aiming to balance the goods flow between the two big investments, and also conclude that the FTC plan, however attractive it is to Cambodian leaders hoping to reduce their nation’s dependence on Vietnamese waterways, is simply not going to be profitable. The economics of the expressway and the canal would certainly cancel out or undermine each other.
And so, if the FTC is in fact built, I expect high user fees and tariffs will likely deter Cambodian enterprises from relying on it for the bulk of the nation’s maritime exports. Most shipping between the Phnom Penh area and East Asian or North American ports will continue to rely on the two main branches of the lower Mekong to transport goods for transshipment at Vietnamese ports in the Ho Chi Minh City area.
Banner image: The Tonle Sap River in Phnom Penh. Image by Kent Kruhoeffer via Flickr (CC BY-ND 2.0).
Acknowledgment
I am indebted to David Brown for his proofreading, reviewing this article in draft for coherence, and offering valuable advice for audience awareness.
About the Author
Pham Phan Long, founder of the Viet Ecology Foundation, a U.S. NGO, is the author of the 1999 Mekong River Declaration. Trained as an engineer, Mr. Long has been a consultant in high technology facilities and infrastructure engineering. In 2019, with the aim of reducing electricity rates borne by Cambodians from the highest to the lowest in the region, Mr. Long proposed a floating solar power project on Tonle Sap Lake. His study of Tonle Sap hydrology has convinced him that if China and Laos moderate their upstream water storage and otherwise cooperate with Cambodia and Vietnam in an equitable manner, the pre-dam annual flood rhythm of the Tonle Sap can be fully restored with little negative impact on the upstream nations.
(Sources: Mongabay)
gày 10 tháng 7 năm 2024.
Ghi chú: Đây là bản tiếng Việt viết theo bản gốc tiếng Anh của chính tác giả đăng trên tạp chí môi trường trực tuyến Mongabay ấn bản ngày 15 tháng 7, 2024: Cambodia’s Funan Techo Canal project: A catalog of worries (Analysis)
Phạm Phan Long
● Campuchia có kế hoạch xây dựng kênh đào Funan Techo Canal (FTC) dài 180 km (110 dặm) từ thủ đô đến bờ biển trên Vịnh Thái Lan, một dự án trị giá 1,7 tỷ USD nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng ở Việt Nam.
● Nhưng bài phân tích này kết luận rằng kế hoạch FTC không khả thi về mặt tài chính, sẽ có tác động môi trường nghiêm trọng và sẽ làm tình trạng khan hiếm nước ở hai nước hạ lưu thêm khắc nghiệt khi mực nước sông Mekong đã hạ xuống cực kỳ thấp dưới kỷ lục thấp nhiều năm liền rồi.
● Lập luận của chính phủ Campuchia rằng kênh đào sẽ làm cho vận tải hàng hóa rẻ hơn là điều không thế có, tính toán sơ bộ của tác giả cho thấy cước phí vận chuyển hàng hóa qua kênh này sẽ cao hơn so với qua các cảng ở Việt Nam để đến các nước có Mậu dịch nhiều nhất với Campuchia.
Campuchia đang thúc đẩy các kế hoạch liên kết thủ đô Phnom Penh của quốc gia với bờ biển của mình bằng một con kênh chạy dài 180 km, hoặc 110 dặm. Theo các a 51% hoặc hơn chi phí của kênh đào sẽ được chi trả bởi các f công ty Campuchia và phần còn lại bởi một công ty xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) của Trung Quốc. Dự kiến khởi công vào ngày 5 tháng 8 sắp tới.
Campuchia cho đến nay đã thẳng thừng từ chối tham vấn về các tác động xuyên biên giới có thể xảy ra của dự án kênh đào với Việt Nam và các nước liên quan khác của Ủy ban Sông Mekong.
Mặc dù các nhà lãnh đạo Campuchia khẳng định kênh đào là một khoản đầu tư thận trọng vì lợi ích quốc gia, bài đánh giá này trình bày những nghi ngờ nghiêm trọng về tính khả thi kinh tế của nó và, thứ hai, báo động về các tác động môi trường vốn có trong phạm vi và mục tiêu được báo cáo của kênh đào.
Những biện minh năng nổ với ý chí cương quyết
Kênh đào Funan Techo (FTC) được lên kế hoạch của Campuchia có thể được coi là tương tự với Đại Vận Hà của Trung Quốc và sẽ là một thành tựu đáng kể, là di sản của cựu Thủ tướng Hun Sen và niềm tự hào của dân tộc Khmer.
Theo thông báo cho Ủy Ban Sông Mekong vào tháng 8/2023, FTC sẽ dài 180 km, rộng 80-100 mét (260-330 feet) và sâu 5,4 m (18 ft), có thể chứa các tàu có trọng tải lên tới 3,000 DWT (deadweight tonnage). Dựa trên kích thước thiết kế, FTC sẽ có thể nhận tàu tới 5,000 DWT trong mùa mưa. Kênh đào sẽ nối sông Mekong với sông Bassac, và sau đó, qua các tỉnh Kandal, Takeo và Kampot, đến tỉnh Kep và Vịnh Thái Lan.
Cựu Thủ tướng Hun Sen, hiện là Chủ tịch Thượng viện Campuchia, là nhà quán quân nhiệt thành nhất của dự án kênh đào này. Con trai ông, Hun Manet, người kế nhiệm ông làm thủ tướng vào năm 2023, rất cương quyết tiến hành dự án này. Trong một ẩn dụ nổi bật, Hun Manet đã gọi đây là cơ hội để người dân Campuchia "thở bằng mũi của chính mình".
Trước những phát ngôn năng nổ về dự án FTC và những lợi ích được Campuchia tuyên bố, ta thấy có những trùchi phí thấp và thu nhập rất cao không kiểm chứng được, và những nguy cơ cho môi trường ngay trên đất họ bị gạt bỏ không thuyết phục. Báo cáo này trình bày năm quan ngại tiềm tàng có thể và có lẽ sẽ làm trật bánh dự án Kênh đào Funan Techno.
1. Thu xếp tài chính vẫn còn mơ hồ
Chính phủ Campuchia đã dự đoán rằng FTC sẽ tạo ra doanh thu 88 triệu đô la trong năm đầu tiên hoạt động và đạt 570 triệu đô la hàng năm vào năm 2050.
Các bản tóm tắt ban đầu về dự án mô tả nó như một liên doanh xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) trong phạm vi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Người ta nói rằng các công ty Trung Quốc sẽ thực hiện một hợp đồng BOT có ngân sách 1,7 tỷ đô la và sau khi thu hồi vốn đầu tư, bàn giao kênh đào cho các đối tác Campuchia 40 đến 50 năm sau đó. Các dự án BRI của Trung Quố thường có điều kiện lãi suất 7-10%. Để so sánh, Ngân hàng Thế giới cung cấp các khoản vay dự án không lãi suất trong 10 năm đầu tiên và lãi suất chỉ 2,5% từ năm 11 đến 50.
Tuy nhiên, vào ngày 30/5, Thủ tướng Hun Manet khẳng định rằng sẽ có mặt các liên doanh đầu tư Campuchia, cho đến nay vẫn chưa được xác định, sẽ có phần lớn (51% trở lên) cổ phần sẽ; và nhà thầu BOT có lẽ sẽ cung cấp số còn thiếu.
Bất chấp khuyến cáo của chuyên gia quốc tế và Việt Nam, các nhà lãnh đạo chính trị của Campuchia đang thúc đẩy mạnh mẽ dự án kênh đào cho công dân của họ. Tại một cuộc họp vào tháng Sáu, Phó Thủ tướng Sun Chanthol khẳng định rằng tỷ suất lợi nhuận nội bộ kinh tế (EIRR) của nó sẽ là 30%.
Hiện nay, ngân sách 1,7 tỷ USD đã được xem là quá thấp, khiến các công ty tư nhân có vẻ còn do dự. Trung Quốc gần đây bỗng im tiếng có vẻ họ "không quan tâm đến việc đầu tư toàn phần" vào dự án kênh đào này nữa.
2. Tác động môi trường và nghĩa vụ quốc tế
Sông Bassac là một phân lưu chính của sông Mekong. Bằng cách định nghĩa lại, trái với khoa học địa lý sông ngòi, cho Bassac là một phụ lưu, bất chấp khuyến cáo và phảnn ứng của dư luận, như thế Ủy ban Mekong Quốc gia Campuchia sẽ phá vỡ Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) của Hiệp định Mekong 1995.
Theo PNPCA, tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết việc sử dụng cũng như quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xem xét quyền của các quốc gia ven sông khác.
Chính phủ Campuchia đã thuê luật sư quốc tế để được tư vấn chuyên môn. Theo phân tích của họ, cho rằng dự án FTC sử dụng nước từ một phụ lưu chứ không phải dòng chính sông Mekong, nên Campuchia chỉ phải trải qua quá trình Thông báo tại Ủy hội sông Mekong, trong Hiệp định Mekong 1995, đặc biệt là Điều 5. Luận cứ này không đúng với khoa học sông ngòi và không đúng với Hiệp định Mekong, Uỷ ban sông Mekong đã phải gởi thư yêu cầu Campuchia tuân thủ PNPCA và đang chờ đợi được đáp ứng.
Hành động đơn phương tiến hành FTC của Campuchia đe dọa sự sụp đổ hoàn toàn của Hiệp định Mekong. Brian Eyler, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington DC, đã chỉ ra cho những người tham gia ISEAS khả năng các quốc gia khác có thể làm theo tiền lệ Campuchia. Ta không thể loại trừ sau FTC, Thái Lan có thể đơn phương chuyển nước ra khỏi dòng chính, và Lào có thể xây dựng bất kỳ con đập nào họ muốn mà không cần tham vấn và thỏa thuận với bất kỳ ai.
Quan trọng hơn, bằng cách giảm nhẹ các tác động xuyên biên giới của dự án kênh đào đối với Việt Nam để tránh trách nhiệm nghiên cứu tác động xuyên biên giới (TbEIA), các nhà lãnh đạo Campuchia cũng đã né tránh thảo luận về tác động môi trường của FTC trên đất Campuchia và với dân cư Khmer ở đó.
Hơn nữa, các chuyên gia Campuchia đã không hề thảo luận về sự thiếu sót một hệ thống kiểm soát lũ lụt với thiết kế vững chắc cần phải thực hiện song hành với FTC. Nếu cứ xây dựng dự án và không quan tâm đến tác động trên dòng lũ, FTC sẽ hoạt động như một con đê, cắt giảm một nửa vùng đồng bằng ngập nước rộng 1 triệu ha (2,5 triệu mẫu Anh), làm nghèo 1,6 triệu người Campuchia và hàng triệu người Việt lân cận
Eyler và các đồng nghiệp của ông tại Trung tâm Stimson giải thích rằng nước sẽ làm ngập đất ở phía tây bắc của kênh trong mùa mưa hàng năm trong khi việc cung cấp nước cho phía đông nam của kênh sẽ bị hạn chế. Lưu ý rằng "chi phí bảo trì đê và giảm thiểu thiệt hại lũ lụt do kênh đào đưa ra không được thảo luận trong tài liệu thông báo dự án". Như thế, chính phủ Campuchia nợ người Khmer một kế hoạch vững chắc để bảo vệ khu vực nông nghiệp trù phú này khỏi lũ lụt và hạn hán.
Hơn nữa, việc đào kênh có thể phải đến độ sâu 12 m (39 ft), sẽ làm xáo trộn đất Holocene của khu vực, TS Lê Phát Quới, người đứng đầu Viện Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam đã cho rằng ông đặc biệt quan tâm đến dất phèn, pyrite (Fe2S) trong đất. Sự xáo trộn của "đất phèn tiềm tàng " sẽ dẫn đến quá trình oxy hóa của nó; đất đào lên sẽ trở thành "đất phèn hoạt động", sẽ giải phóng axit sulfuric (H2SO4, pH 3.0) hủy hoại cơ sở hạ tầng (như chính kênh đào) và thải các kim loại độc hại cao như arsenic, cadmium, chrome gây ô nhiễm môi trường đồng lũ với hậu quả là gây thiệt hại cho nông nghiệp và ngư nghiệp ở đó.
3. Chỉ bằng dòng chảy trọng lực, kênh không thể cung cấp nước canh tác cho khu vực
Ủy ban Mekong Quốc gia Campuchia cho rằng dự án kênh đào sẽ cung cấp đủ nước để tưới tiêu dọc theo dòng kênh. Điều này cần phải xem xét lại. Tôi ước tính lưu lượng nhờ trọng lực (gravity flow)của kênh là 55 mét khối mỗi giây (1.942 feet khối mỗi giây) vào mùa khô và 144 m3 / s (5.085 ft3 / s) vào mùa mưa. TS Lê Anh Tuấn của Đại học Cần Thơ ở Việt Nam ước tính rằng để tưới cho 50% diện tích canh tác của các tỉnh Kandal, Takéo và Kampot của Campuchia trong mùa khô sẽ đòi hỏi kênh phải cung cấp gần 1.700 m3 / s (60.000 ft3 / s) nước, gấp hơn 10 lần ước tính của tôi về khả năng dòng chảy trọng lực của kênh vào mùa mưa.
FTC như the có rất ít khả năng phát triển canh tác vùng lân cận của kênh đào. Việc cung cấp nước ngọt cho đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô trong những năm gần đây – đặc biệt là Kandal, Takéo và Kampot, và ngay bên kia biên giới, đến các tỉnh An Giang và Kiên Giang của Việt Nam – đã đạt đến mức cực kỳ thấp. Nước sông Mekong hiện không đủ cho Việt Nam duy trì sinh hoạt vào mùa khô, nên nếu thêm Cambodia cả hai nước sẽ cùng phải chịu nạn thiếu nước khắc nghiệt nhiều hơn nữa.
Eyler tin rằng hoạt động các đập của Trung Quốc có thể được điều chỉnh theo cách tôn trọng nhịp lũ tự nhiên của hệ thống sông và giá trị của ngư nghiệp Biển Hồ: "Nếu Biển Hồ, Hồ Lớn của Campuchia, hoạt động tốt, thì phần còn lại của sông Mekong sẽ hoạt động tốt."
Với tư cách là người đồng tổ chức Hội thảo và Tuyên bố sông Mekong năm 1999, tôi tin rằng Campuchia và Việt Nam không nên cạnh tranh nhau về lượng nước xả ra dư thừa từ các đập ở thượng nguồn; thay vào đó, hai quốc gia nên hợp lực để thuyết phục các nước thượng nguồn sông Mekong duy trì dòng nước đủ để khôi phục nhịp lũ trước thời kỳ xây đập cho Biển Hồ. Suốt hai mùa mưa gần đây Mekong cung cấp ít nước lên Biển Hồ đã thấp hơn cả mức thấp nhất, Hình 2. Vì thế 55 hồ chứa thủy điện lớn trên Lancang-Mekong cần tiết chế để Biển Hồ không bị đảo lộn cân bằng sinh thái. Yêu cầu này hoàn toàn nằm trong tôn chỉ chia sẻ công bình và hợp lý nguồn nước mẹ trên toàn lưu vực.
4. Kinh phí dự kiến của kênh đào quá thấp và doanh thu dự kiến quá cao
Campuchia vừa có một hệ thống cao tốc kết nối chuyển vận hàng hóa hiệu quả giữa Phnom Penh và bờ biển Campuchia. Đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville có bốn làn xe, hoàn thành vào năm 2023 với chi phí 2 tỷ USD, thiết kế để chịu được tải trọng giao thông 40 tấn. Kênh đào Funan Techo sẽ dài bằng đường cao tốc nhưng rộng hơn ba đến bốn lần. Cấu trúc kênh phải được thiết kế để chịu được cả áp lực nước và giao động cho các tàu 5.000 DWT. Tải trọng lớn đó đòi hỏi kênh phải có đáy và bờ kênh vững chắc tốn kém hơn đường cao tốc. Kinh phí dự trù cho FTC không tin cậy được.
Không những thế, khí cho FTC không đầy đủ để việc vẫn chuyển vì thiếu kinh phí cần thiết để nâng cấp cảng Kampot cho tàu biển lớn cập bến, đây là thiếu sót không nhỏ không thể bỏ quên.
Một số chuyên gia, đặc biệt là từ Trung Quốc, đã lưu ý rằng một con kênh tương tự dài 100 km (62 dặm) ở Trung Quốc có giá hơn 10 tỷ USD. Giá xây dựng kênh đào có các âu tàu hiện vào hoảng $20 tới $50 triệu USD cho mỗi km. Do đó kinh phí cho dự án 180 km FTC sẽ cần khoảng $3,6 tỷ tới $9 tỷ USD.
Về thu nhập, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol đã dự đoán thu nhập từ phí cầu đường trên kênh đào là 88 triệu đô la trong năm đầu tiên và 570 triệu đô la hàng năm bằng đô la hiện tại sau 25 năm.
Những dự báo như vậy ngụ ý Campuchia sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR là 8,1% suốt 25 năm. Dự báo CAGR cao như thế không có tiền lệ, sẽ không thể xảy ra; và dự án EIRR 30% mà Sun Chanthol trích dẫn cũng thể nào thành hiện thực.
Thực tế hơn, công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence dự báo CAGR cho Campuchia là 3,95% trong 25 năm. Chúng tôi nghi ngờ rằng các nhà đầu tư và/hoặc nhà thầu BOT đã sớm nhận thức được những mối lo ngại này và trong mọi trường hợp họ sẽ không để mình phải gánh thua lỗ. Chính phủ Campuchia sẽ làm gì nếu doanh thu từ kênh đào thấp hơn một nửa dự báo?
5. Sẽ rẻ nhất khi vận chuyển hàng hóa Campuchia qua các cảng ở miền Nam Việt Nam
Hơn 30% khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đến hoặc đi từ Phnom Penh hiện đang được trung chuyển tại Cái Mép hoặc Cát Lái, các cảng Việt Nam gần Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù có đảm bảo vị thế thuận lợi nhất trong một hiệp ước song phương giữa Campuchia và Việt Nam về vận tải đường thủy, việc kiểm tra hàng hóa hàng hóa Campuchia ở Việt Nam không được thực hiện tốt. Thủ tục hải quan phải qua nhân viên kiểm tra, cả hàng hóa quá cảnh trong container có khóa kín. Tàu thuyền phải chờ vì chỉ có thể vượt qua các trạm kiểm soát đường thủy trong "giờ làm việc". Những thủ tục không hiệu quả này cần được Việt Nam sửa chữa cho dù Campuchia có xây dựng FTC hay không vì đó là việc phải làm và nên làm.
Về việc vận chuyển hàng hóa với năm đối tác thương mại hàng đầu với Campuchia ở Đông Á và Bắc Mỹ, tôi cho rằng tuyến đi bằng hạ lưu sông Mekong qua các cảng của Việt Nam sẽ nhanh và vẫn rẻ hơn nhiều so với việc vận chuyển hàng hóa qua FTC. Vì hàng hóa từ FTC sẽ phải ngừng tại cảng mới ở Ke, hoặc phải nâng cấp cảng Kampot, chưa có trong kế hoạch, rồi đi vòng quanh Mũi Cà Mau của Việt Nam ra biển Đông theo Hình 3.
Sun Chanthol, phó thủ tướngCampuchia, đã tuyên bố rằng việc sử dụng kênh đào Funan Techo đến cảng Kampot, thay vì trung chuyển tại một cảng ở miền nam Việt Nam, sẽ tiết kiệm cho Campuchia 181 đô la mỗi TEU (tương đương hai mươi bộ, tiêu chuẩn về khối lượng hàng hóa container). Tuyên bố của Sun rất đáng nghi ngờ vì cước phí hiện tại sử dụng tuyến Việt Nam chỉ là 145 USD/TEU.
Để tính toán lợi ích tương đối, tôi đã làm đánh giá kinh tế sơ bộ của dự án FTC. Các tàu sử dụng tuyến FTC sẽ phải đi từ A đến C và sau đó vòng lên B theo Hình 3, trả phí và thuế quan cho việc sử dụng Kênh đào FTC (A đến C), và sau đó là giá cước vận chuyển cho Tuyến Cà Mau (C đến B) đến các điểm đến Đông Á và Bắc Mỹ, vốn chiếm 60% mậu dịch của Campuchia với các nước ngoài.
Tôi kết luận rằng sử dụng tuyến FTC (A-C-B) trong năm 1, các tàu thương mại sẽ phải trả $ 550 / TEU. Ngoài ra, nếu sử dụng tuyến Việt Nam (A-B), họ sẽ phải trả $ 145 / TEU theo tiền đô la hiện tại (current dollars).
Trong năm 25, sử dụng tuyến FTC (A-C-B), các tàu thương mại sẽ phải trả $ 1,518 / TEU, trong khi đó, nếu sử dụng tuyến Việt Nam (A-B), họ sẽ trả $ 468 / TEU theo tiền đô la hiện tại.
Trừ khi Campuchia không cho họ lựa chọn, các hãng vận chuyển sẽ không ngừng chuyển hàng trên Mekong qua cảng của Việt Nam. Một hậu quả có thể xảy ra là kênh đào FTC sẽ chiếm đoạt một phần hàng hóa hiện được vận chuyển bằng xe tải giữa Phnom Penh và Sihanoukville, FTC sẽ gây thiệt hại doanh thu cho đường cao tốc Cambodia.
Có lẽ các nhà hoạch định BRI sẽ tính toán sự đánh đổi, nhằm cân bằng dòng chảy hàng hóa giữa hai khoản đầu tư lớn, và cũng kết luận rằng kế hoạch FTC, tuy nhiên hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Campuchia vì giảm bớt.phụ thuộc của quốc gia họ vào đường thủy Việt Nam, đơn giản là sẽ không mang lại lợi nhuận cho họ. Tính kinh tế của đường cao tốc và kênh đào chắc chắn sẽ triệt tiêu nhau làm suy yếu lẫn nhau.
Và vì vậy, nếu FTC trên thực tế được xây dựng, tôi tiên đoán vì cước phí và thuế quan cao các doanh nghiệp Campuchia sẽ không sử dụng FTC cho phần lớn xuất khẩu hàng hải của họ. Hầu hết vận chuyển giữa khu vực Phnom Penh và các cảng Đông Á hoặc Bắc Mỹ sẽ tiếp tục dựa vào hai nhánh chính của hạ lưu sông Mekong để vận chuyển qua các cảng Việt Nam trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Lời ghi nhận
Tôi cám ơn David Brown và những hiệu đính của anh, giúp kiểm lại bản thảo cho mạch lạc và những lời khuyên giá trị giúp độc giả nắm bắt câu chuyện phức tạp này dễ dàng hơn.
Giới thiệu về tác giả
Phạm Phan Long, người sáng lập Viet Ecology Foundation, một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ, là tác giả của Tuyên bố sông Mekong năm 1999. Được đào tạo như một kỹ sư, ông Long đã từng là chuyên gia tư vấn về cơ sở công nghệ cao và kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Năm 2019, với mục tiêu giảm giá điện mà người dân Campuchia phải gánh chịu từ cao nhất xuống thấp nhất trong khu vực, ông Long đã đề xuất dự án điện mặt trời nổi trên hồ Tonle Sap. Nghiên cứu của ông về thủy văn Biển Hồ đã thuyết phục ông rằng nếu Trung Quốc và Lào điều tiết trữ nước ở thượng nguồn và hợp tác với Campuchia và Việt Nam một cách công bằng, nhịp lũ hàng năm trước đập của Biển Hồ có thể được khôi phục hoàn toàn với ít tác động tiêu cực đến các quốc gia thượng nguồn.
(Sources: vandoanviet.blogspot.com)
Đăng nhận xét